CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN PHẢI LÀM VÀO CUỐI NĂM 2023 VÀ ĐẦU NĂM 2024

Hiện nay đã là thời điểm quý IV/2023 cũng là thời điểm các doanh nghiệp bắt đầu chuẩn bị các báo cáo tài chính cần thiết. Trong đó, kế toán sẽ phải làm những công việc gì. Hãy cùng VEGAS Việt Nam các công việc mà một kế toán cần phải làm vào thời điểm cuối 2023 – đầu 2024 như sau:

  1. Nộp báo cáo quý 4/2023 : Tờ khai thuế GTGT + Tờ khai thuế TNCN ( nếu Công ty bạn kê khai theo tháng hạn nộp trước ngày 20/1/2024, theo quý trước 30/1/2024)

2.Tạm nộp thuế TNDN 4 quý trước 30/1/2024: theo số tối thiểu 80% số thuế TNDN quyết năm

  1. Nộp thuế môn bài 2024: Nếu công ty thành lập năm 2023 thì miễn lệ phí môn bài năm 2023 và không phải lập tờ khai môn bài năm 2023 tuy nhiên đầu năm 2024 (tháng 1) thì phải nộp tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài. Nộp một lần rồi thì không cần phải nộp bổ sung trừ khi thay đổi vốn và thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện
  2. Kiểm tra tài khoản 111- tiền mặt : tiền mặt tại quỹ có bị âm không hoặc có tồn quỹ tại thời điểm 31/12/2023 nhiều không? => đưa ra phương án xử lý
  3. Kiểm tra tài khoản 112 trên sổ kế toán khớp số dư với sổ phụ ngân hàng tại 31/12/2023.
  4. Đối chiếu công nợ: Đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả cuối năm 2023.
  5. Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập Qũy dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định:

 

Nợ phải thu quá hạn thanh toán Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Qúa hạn từ 6 – dưới 12 tháng 30%
Qúa hạn từ 12 – dưới 24 tháng 50%
Qúa hạn từ 2 – dưới 3 năm 70%
Qúa hạn từ 3 năm trở lên 100%

Hồ sơ trích lập công nợ phải thu khó đòi bao gồm:

– Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ

– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có)

– Đối chiếu công nợ: trong trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát)

– Bảng kê công nợ

– Các chứng từ khác có liên quan đến khoản nợ và quá hạn thanh toán (nếu có)

Chú ý: + Việc trích lập hay hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi phải được thực hiện tại thời điểm lập báo cáo tài chính 2023.

+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

.

  1. Kiểm kê tài sản: Theo nguyên tắc kiểm kê tài sản tại thời điểm 31/12/2023, nếu doanh nghiệp kiểm kê tại thời điểm trước 31/12/2023 thì phải điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ.
  2. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Xác định hàng tồn kho quá hạn hư hỏng, giảm giá trị… để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

 

Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho  

 

=

Lượng hàng tồn kho thực tế  tại thời điểm lập báo cáo  

 

x

Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán  

 

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

 

Lập danh sách số lượng giá trị hàng tồn kho bị giảm giá, sau đó lập hội đồng đánh giá lại hàng tồn kho => Quyết định của hội đồng đánh giá trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lập hồ sơ dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Lưu ý: Hồ sơ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải chặt chẽ hợp lí vì chi phí này dễ bị loại.

  1. Kiểm tra các tài khoản có phát sinh các khoản vay, chi phí lãi vay.

– Đối chiếu nợ gốc, chi phí lãi vay với sao kê nợ tại thời điểm 31/12/2023

– Kiểm tra có phát sinh nghiệp vụ vay tiền của cá nhân hoặc công ty ?

– Kiểm tra có vay ngoại tệ không? Nếu có thì kiểm tra đánh giá chênh lệch tỷ giá đã đúng hay chưa.

– Kiểm tra thuế nhà thầu của khoản lãi vay.

– Kiểm tra công ty có giao dịch liên kết hay không (Nếu có xem tổng lãi vay có vượt 30% EBITDA không, có phải nhập vào chỉ tiêu B7 trên tờ khai thuế TNDN năm 2023).

– Kiểm tra số dư TK 141 có tồn ảo không? (Nếu có thì xem xét rủi ro chi phí lãi vay bị loại trừ hay không)

– Kiểm tra hồ sơ, chứng từ từng mục đã đủ và đúng chưa

  1. Trích trước các khoản chi phí phải trả (những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, chi phí lãi vay dự trả…) và hạch toán các khoản dự thu ( lãi tiền gửi tiết kiệm)
  2. Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái tại 31/12/2023.

– Kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền  tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo

– Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

 

  1. Chạy phân bổ khấu hao, phân bổ TK 242 của các tháng
  2. Chạy giá vốn hàng tồn kho tháng/quý/năm: tùy DN áp dụng nhất quán như thế nào thì chạy như thế đó.
  3. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa có MST cá nhân. Lưu ý cá nhân cư trú/không cư trú ; điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt, cá nhân làm 2 nơi hoặc có nơi vãng lai nhưng nơi vãng lai chưa khấu trừ 10%.
  4. Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đúng hạn (Lưu ý một số trường hợp đăng ký trước 20/03/2024, một số trước 31/12/2023)

 

  1. Làm cam kết 08/CK-TNCN
  2. Kết chuyển kết quả kinh doanh.
  3. Xác định chi phí không hợp lý, hợp lệ để đưa vào B4 khi kết chuyển thuế TNDN: tổng hợp file các khoản chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN.

20.Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác như cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác, thu nhập từ đánh giá CLTG  từ các khoản tiền và phải thu… (làm 1 file tổng hợp lại toàn bộ)

  1. Quyết toán thuế TNDN.

22.Quyết toán thuế TNCN. Lưu ý xác định ai được ủy quyền, nếu ủy quyền thì phải có mẫu ủy quyền.

  1. Làm Báo cáo tài chính cho năm 2023

– Với DN áp dụng theo TT 200: Bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh.

– Với DN áp dụng theo TT 133: Bảng cân đối PS tài khoản CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh.

  1. Nộp các loại thuế còn phải nộp bổ sung của 2023 vào NSNN trước thời điểm nộp BCTC.
  2. Nộp các loại báo cáo khác nộp cho cơ quan liên quan.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về công việc kế toán cần phải làm khi kết thúc  năm kinh doanh. Kế toán Vegas Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán thuế uy tín và chuyên nghiệp tại TP Hà Nội.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc về dịch vụ Kế toán, hãy liên hệ qua hotline/Zalo: 0981 377 795 để được tư vấn chi tiết nhé!!!

————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP VEGAS VIỆT NAM

Địa chỉ : Số 9, Phố Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline/Zalo: 0981 377 795

Website: https://ketoanvegas.vn/

Các dịch vụ tại Kế toán Vegas Việt Nam:

– Dịch vụ thành lập công ty/ doanh nghiệp (cổ phần, TNHH…)

– Dịch vụ đăng ký giấy phép, chứng nhận liên quan

– Kế toán (báo cáo thuế) trọn gói

– Rà soát kế toán (quyết toán thuế cuối năm)

– Dịch vụ BHXH cho doanh nghiệp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981377795
Liên hệ